Việt Nam Đang Bứt Phá Trong Thị Trường Giao Nhận Và Hậu Cần
Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đã đưa tới cơ hội thúc đẩy công nghiệp sản xuất sang Việt Nam trong năm nay.
Theo Bà Amanda Rasmussen, Giám đốc Vận hành của Indo Trans Logistics (ITL) đồng thời là Chủ tịch mới của AmCham Hồ Chí Minh (Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam – chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh), hoạt động sản xuất gia tăng sẽ nâng thị trường vận tải hàng không đang bùng nổ của Việt Nam lên một tầm cao hơn nữa.
Qua trao đổi với The Loadstar, bà Amanda cho biết “Thị trường vận tải hàng không tại Việt Nam đang có sự tăng trưởng vượt bậc”.
“Việt Nam đang thực sự bức phá mọi rào cản trước những sự kiện không lường trước được của toàn cầu”, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy một giai đoạn kinh tế rất khả quan đang sắp diễn ra.”
“Chúng tôi thấy sự tăng trưởng cả từ góc độ thương mại cũng như tiêu dùng nội địa”.
Trong khi số liệu thống kê chính thức vẫn chưa được công bố, bà Rasmussen ước tính thị trường vận tải hàng không đã tăng trưởng 20% trong năm 2018.
Thủ đô Hà Nội, nơi xuất khẩu hàng điện tử chiếm ưu thế, với tỷ trọng 52%; trong khi ở miền nam, thành phố Hồ Chí Minh phục vụ chủ yếu cho hàng may mặc và giày dép với tỷ lệ 47%. Các tuyến thương mại chính là với Bắc Á (30% thị phần), EU (25%) và Mỹ (28%).
Sự tăng trưởng hai con số không phải do chiến tranh thương mại, tuy nhiên, bà Rasmussen nhấn mạnh: “Tôi không thể nói rằng nó có ảnh hưởng lớn trong năm 2018. Tăng trưởng năm qua có thể được cho là đến từ rất nhiều “ông lớn” tại đây”.
Tuy nhiên, có một sự dịch chuyển về sản xuất từ Trung Quốc đang diễn ra trong khoảng thời gian qua và tôi chắc chắn tin rằng năm nay chúng ta sẽ chứng kiến sự dịch chuyển đó diễn ra nhanh hơn nhiều. Điều này sẽ có ảnh hưởng đến thị trường vận tải hàng không.
Trường hợp điển hình, bà Rasmussen cho biết, từ quý Ba năm ngoái ITL đã làm việc với nhiều công ty mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam, giúp họ thiết lập các hoạt động hậu cần.
“Tất nhiên, mọi thứ đều cần có thời gian để thiết lập, vì vậy tôi không nghĩ rằng chúng tôi thực sự đã nhìn thấy những hiệu ứng thực sự”, bà nói thêm.
Cũng theo bà Rasmussen, ITL hiện có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh và với các văn phòng có mặt trên toàn khu vực, ITL là một trong những công ty vận tải hàng không lớn nhất ở Đông Nam Á. ITL hiện là đại diện – Tổng đại lý kinh doanh (GSA) cho 22 hãng hàng không, khai thác 200 chuyến bay mỗi tuần và tăng hơn 80.000 tấn hàng không mỗi năm. Tại Việt Nam, ITL là GSA đứng đầu và kiểm soát khoảng 17% tổng thị trường xuất khẩu hàng hóa hàng không toàn quốc.
Bà Rasmussen cho biết thêm: “Trước đây ITL tập trung kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, nhưng giờ đây chúng tôi tự hào là nhà cung cấp toàn diện giải pháp hậu cần và vận tải với mức tăng trưởng vượt bậc lên vị trí thứ tư tại Việt Nam”.
“Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam đã thu hút một loạt các nhà cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa nước ngoài trong những năm gần đây”, bà Rasmussen cho hay. Các công ty đa quốc gia lớn đã hoạt động được một thời gian và sau đó dòng chảy này đến từ các công ty giao nhận nhỏ hơn và cỡ trung bình, bà nói thêm.
Các công ty đa quốc gia đã đến ồ ạt trong năm hoặc sáu năm qua. Điều này đã làm thay đổi thị trường Việt Nam, bởi vì nó làm giảm số lượng các nhà cung cấp dịch vụ địa phương thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập.
Tuy nhiên tôi không thấy điều này là một tiêu cực; ngược lại điều này rất tích cực, vì nó làm tăng tính thu hút, cạnh tranh trong cuộc chơi của thị trường này, điều này sẽ mang lại lợi ích cho khách hàng. Theo một cách nào đó, đó là sự tiến bộ tự nhiên cho đất nước, mà bạn cũng thấy thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng, sự cởi mở của nền kinh tế và sự hấp dẫn các nhà đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.